VERORAB – VẮC XIN PHÒNG DẠI

Bệnh dại là bệnh phát sinh bởi loại virus lây lan qua vết cắn hoặc vết xước được gây ra bởi động vật (chó, mèo, chồn hôi, dơi, gấu mèo…). Hiện nay đã có vắc-xin bệnh dại là phương pháp ngừa bệnh dại hữu hiệu nhất. Bởi các triệu chứng dại xuất hiện thì đã quá muộn để cứu bệnh nhân.

 

 MÔ TẢ CHI TIẾT

Verorab

1. Nguồn gốc

  • Sanofi Pasteur (Pháp)

2. Chỉ định

Trước phơi nhiễm:

  • Verorab được chỉ định dự phòng bệnh dại cho các đối tượng có nguy cơ phơi nhiễm cao như nhân viên làm việc tại các phòng thí nghiệm chẩn đoán, nghiên cứu và sản xuất huyết thanh dại. Những đối tượng này nên làm huyết thanh chẩn đoán sau mỗi 6 tháng. Nếu nồng độ kháng thể dưới 0.5 UI/ml thì phải tiêm nhắc lại.
  • Những đối tượng sau nên tiêm phòng dại vì có nguy cơ nhiễm virus dại: Bác sĩ thú y, người canh giữ và chăm sóc thú, thợ săn, nhân viên kiểm lâm, người làm ở lò mổ, người nghiên cứu về hang động, người làm nghề nhồi bông thú.
  • Người đi du lịch hoặc di chuyển đến vùng có dịch bệnh trên súc vật.

Sau phơi nhiễm:

  • Ngay khi xác định hoặc có nghi ngờ phơi nhiễm nên tiến hành tiêm vắc xin ngay lập tức để giảm thiểu nguy cơ nhiễm bệnh dại. Việc tiêm vắc xin dại phải được thực hiện tại Trung tâm điều trị bệnh dại. Việc điều trị phải dựa trên tình trạng con vật và loại vết thương.

3. Đường dùng, Liều dùng

  • Tiêm bắp: với liều 0.5ml vắc xin đã hoàn nguyên, ở người lớn vào vùng cơ Delta ở cánh tay, trẻ nhỏ tiêm ở mặt trước – bên đùi. Không tiêm ở vùng mông.
  • Tiêm trong da: với liều 0.1ml vắc xin đã hoàn nguyên (bằng 1/5 liều tiêm bắp)

4. Lịch tiêm chủng

Tiêm dự phòng hay tiêm trước phơi nhiễm:

  • Tiêm ngừa cơ bản: tiêm bắp 3 liều (0.5ml/liều) vào các ngày 0, 7 và 28
  • Tiêm nhắc lại: sau 1 năm. Sau đó cứ 5 năm tiêm lại một lần.

Tiêm vắc xin dự phòng bệnh dại khi xác định có phơi nhiễm:

  • Phải sơ cứu và rửa sạch vết thương với thật nhiều nước và xà phòng. Sau đó rửa lại thật kỹ bằng nước sạch. Tiếp tục rửa vết thương bằng cồn Iod. Đưa Bệnh nhân tới Trung tâm điều trị bệnh dại.

5. Phác đồ tiêm bắp như sau:

  • Người chưa tiêm dự phòng: tiêm 05 mũi (0.5ml/liều) vào các ngày 0, 3, 7, 14, 28. Trong trường hợp phơi nhiễm độ III cần phối hợp tiêm Immunoglobulin dại kết hợp.
  • Người đã tiêm dự phòng trong 5 năm gần đây: tiêm 02 liều vào ngày 0 và 3.
  • Người đã tiêm dự phòng không đều hay quá 5 năm: tiêm 05 mũi vào các ngày 0,3,7,14,28 và có thể tiêm thêm Immunoglobulin.

6. Phác đồ tiêm trong da: với liều 0.1ml vắc xin hoàn nguyên.

Người chưa tiêm dự phòng: tuân thủ phác đồ “2-2-2-0-1-1”:

  • Hai mũi tiêm trong da vào 2 vị trí khác nhau vào các ngày 0,3,7.
  • Một mũi tiêm trong da tại một vị trí vào các ngày 28 (hoặc 30) và ngày 90.

Người đã tiêm dự phòng: tiêm khẩn cấp 0.1ml vào các ngày 0 và 3.

  • Kỹ thuật tiêm trong da phải được thực hiện đúng, tránh tiêm dưới da.
  • Phải dùng bơm kim tiêm riêng để tránh lây nhiễm.

7. Chống chỉ định

  • Không được tiêm trong da ở những trường hợp sau: đang điều trị dài ngày bằng các thuốc ức chế miễn dịch (bao gồm cả corticoid), và thuốc Chloroquin; người bị khiếm khuyết miễn dịch; trẻ em hoặc người có vết cắn nặng phần đầu, cổ, hay đến khám trễ sau khi bị vết thương.

8. Thận trọng

  • Người dị ứng với neomycin. Không tiêm cùng vị trí hay chung bơm tiêm vắc xin và immunoglobulin.
  • Không được tiêm vắc xin vào trong lòng mạch.
  • Phụ nữ có thai và cho con bú: nếu tiêm dự phòng trước phơi nhiễm thì nên trì hoãn lịch tiêm. Nếu tiêm dự phòng sau phơi nhiễm thì đối tượng này không thuộc chống chỉ định vì bệnh dại có tiến triển nguy hiểm.

9. Tác dụng không mong muốn

  • Phản ứng tại chỗ tiêm: sưng, đau, đỏ da.
  • Phản ứng toàn thân: mệt mỏi, đau đầu, có thể sốt, run rẩy, ngất. Có thể đau nhức xương khớp, đau cơ. Rối loạn dạ dày, ruột.
  • Hiếm gặp sốc phản vệ.

10. Bảo quản

  • Vắc xin được bảo quản ở nhiệt độ từ 20C đến 80C

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *