SYNFLORIX – Vacxin Phế Cầu 10

Vắc xin phòng viêm não, viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết, viêm tai giữa do S.Pneumoniae không định tuýp

Nguồn gốc:  Glaxo SmithKline (Bỉ)

 

 MÔ TẢ CHI TIẾT

1. Chỉ định

  • Synflorix được chỉ định cho trẻ nhỏ từ 6 tuần đến 5 tuổi để phòng ngừa các bệnh do phế cầu Streptococcus pneumoniae tuýp huyết thanh 1, 4, 5, 6B, 7F, 9V, 14, 18C, 19F và 23F (như hội chứng nhiễm trùng, viêm màng não, viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết và viêm tai giữa cấp) và ngừa viêm tai giữa cấp gây bởi Haemophilus influenzae không định tuýp.

2. Lịch tiêm chủng

Trẻ từ 6 tuần đến 6 tháng tuổi

* Liệu trình tiêm 3 liều cơ bản:

  • Mũi 1: vào 2 tháng tuổi.
  • Mũi 2: vào 3 tháng tuổi.
  • Mũi 3: vào 4 tháng tuổi.
  • Mũi nhắc lại: sau 6 tháng kể từ mũi thứ 3.
    Hoặc
  • Mũi 1: vào 2 tháng tuổi.
  • Mũi 2: vào 4 tháng tuổi.
  • Mũi 3: vào 6 tháng tuổi.
  • Mũi nhắc lại: sau 6 tháng kể từ mũi 3.

(Liều đầu tiên của liệu trình này có thể bắt đầu từ 6 tuần tuổi. Khoảng cách giữa 3 liều đầu tiên tối thiểu là 1 tháng; liều nhắc lại sau 6 tháng kể từ mũi thứ 3).

Trẻ sinh non (≥ 27 tuần): có thể áp dụng liệu trình này.

* Liệu trình tiêm 2 liều (áp dụng khi sử dụng Synflorix trong Chương trình TCMR):

  • Mũi 1: vào 2 tháng tuổi.
  • Mũi 2: vào 4 tháng tuổi.

(Liều đầu tiên của liệu trình này có thể bắt đầu từ 6 tuần tuổi. Mũi tiêm nhắc lại sau 6 tháng kể từ mũi đầu tiên).

Trẻ từ 7- 11 tháng (chưa từng được tiêm phòng vắc xin trước đó)

  • Mũi 1: lần tiêm đầu tiên.
  • Mũi 2: cách mũi 1 là 1 tháng.
  • Mũi nhắc lại: vào năm tuổi thứ 2 và cách mũi 2 ít nhất là 2 tháng.

Trẻ từ 12-23 tháng (chưa từng được tiêm phòng vắc xin trước đó)

  • Mũi 1: lần tiêm đầu tiên.
  • Mũi 2: cách mũi 1 là 2 tháng.

Trẻ từ 24 tháng đến 5 tuổi (chưa từng được tiêm phòng vắc xin trước đó)

  • Mũi 1: lần tiêm đầu tiên.
  • Mũi 2: cách mũi 1 là 2 tháng.

3. Đường tiêm

  • Tiêm bắp ở mặt trước – bên đùi của trẻ nhỏ và tiêm ở cơ delta cánh tay của trẻ lớn. Không được tiêm tĩnh mạch hoăc tiêm trong da đối với vắc xin Synflorix.

4. Chống chỉ định

  • Synflorix không được tiêm cho các đối tượng quá mẫn với bất kỳ thành phần nào trong vắc xin.

5. Thận trọng khi sử dụng

  • Nên hoãn việc tiêm vắc xin nếu đang sốt hoặc nhiễm trùng cấp tính.
  • Synflorix chỉ có tác dụng phòng ngừa đối với các vi khuẩn có tuýp huyết thanh đã được chỉ ra trong thành phần của vắc xin. Vì vậy vắc xin polysaccharid 23 tuýp phế cầu (Peumo 23) cần được chỉ định khi trẻ ≥ 2 tuổi.
  • Liệu trình sử dụng Synflorix được thích hợp để chỉ định cho trẻ dưới 2 tuổi.

6. Tác dụng không mong muốn

  • Các phản ứng tại chỗ thường gặp với tỷ lệ cao hơn ở trẻ >12 tháng tuổi so với trẻ nhỏ hơn.
  • Các tác dụng không mong muốn thường trầm trọng hơn khi tiêm cùng với vắc xin ho gà toàn tế bào.
  • Thường gặp: sốt >380C, đau sưng đỏ hoặc chai cứng ở chỗ tiêm. Tinh thần trẻ có thể bị kích thích, có cảm giác chán ăn.

7. Tương tác thuốc:

  • Synflorix có thể tiêm đồng thời với các vắc xin sau đây nhưng phải tiêm vào các vị trí khác nhau: vắc xin bạch hầu, ho gà vô bào, viêm gan B, vắc xin bại liệt bất hoạt, vắc xin phòng các bệnh do Hib, vắc xin viêm gan B, vắc xin sởi – quai bị – rubella, vắc xin thủy đậu, vắc xin não mô cầu, vắc xin rotavirus.

8. Bảo quản

  • Vắc xin được bảo quản ở nhiệt độ từ 20C – 80C, không được để đông băng

Nguồn: mims.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *